ĐỨC MARIA Mẫu gương đáp trả” LỜI”
“Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta như một Mầu Nhiệm tình yêu vô tận, trong đó Chúa Cha từ thuở đời đời diễn đạt Lời của Ngài trong Chúa Thánh Thần. Bởi thế, Ngôi Lời, Đấng từ lúc khởi đầu vẫn hướng về Thiên Chúa và là Thiên Chúa, đã mạc khải chính Thiên Chúa cho chúng ta trong tương quan trao đổi tình yêu giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa, và mời gọi chúng ta dự phần vào tương quan tình yêu đó”.[1]
Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã đáp trả bằng “sự vâng phục của đức tin”, bằng tiếng “xin vâng” đối với Lời Giao ước và sứ mạng của mình, Đức Maria đã làm trọn cách hoàn hảo ơn gọi thần linh của nhân loại[2]. Vì thế, Hội thánh nhìn lên Đức Maria như mẫu gương thể hiện đức tin vâng phục nguyên tuyền nhất. Đặc biệt trong Năm Đức Tin này, Mẹ Hội thánh khuyến khích các tín hữu đem lòng sùng mộ kêu cầu với Đức Maria, và nhận ra vai trò đặc biệt của Mẹ trong mầu nhiệm cứu độ, đem hết tình con thảo yêu mến Mẹ và noi theo đức Tin và các nhân đức của Mẹ[3].
Chúng ta là thành phần của Hội thánh và là con cái của thánh phụ Ða Minh, Người hằng khao khát mọi phần tử trong Dòng sống xứng đáng là con thảo của Đức Maria, Đấng Bảo Trợ Dòng, lẽ nào chúng ta lại không hướng nhìn lên Đức Maria, mẫu gương đáp trả Lời, được biểu lộ qua hành vi đón nhận Lời và trao ban Lời.
1. ĐỨC MARIA ĐÓN NHẬN LỜI
Do tình yêu, Thiên Chúa vô hình đã ngỏ lời với loài người như với bạn hữu và đến sống với họ để mời gọi và chấp nhận cho họ đi vào cuộc sống của chính Ngài[4]. Đáp lại hảo ý của Thiên Chúa, Đức Maria đã đón nhận Lời bằng “sự vâng phục của đức tin”, được thể hiện trong mối tương quan hiệp thông với Thiên Chúa qua lòng “tin” vào một Thiên Chúa duy nhất; tin vào Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần.
1.1 Đức Maria tin vào Chúa Cha
Đức Maria vì tin rằng “đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được” (Lc 1,37) nên đã đón nhận lời sứ thần loan báo:“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Qua mạc khải, Mẹ nhận ra mình là người được đẹp lòng Thiên Chúa (x. Lc 1, 30), Mẹ ý thức mình được Thiên Chúa yêu thương, cuộc đời Mẹ là của Thiên Chúa, và Thiên Chúa là tất cả của Mẹ. Với Mẹ “tất cả là hồng ân”, và đức tin là ân huệ Thiên Chúa ban tặng, Mẹ không có gì để tự mãn. Trái lại, Mẹ nhận mình là phận nữ tỳ hèn mọn nhưng được Thiên Chúa xót thương (x. Lc 1,48). Mẹ không dừng lại ở sự yếu hèn của mình nhưng cậy dựa vào Thiên Chúa bằng lòng tin vào Đấng không có gì là không làm được (x. Lc 1,37), Mẹ tin vào Lời Chúa (x. Lc 1,45). Vì tin, Mẹ phó thác trọn cuộc đời cho Thiên Chúa, và cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cách tự do và trách nhiệm: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Mẹ không thưa với Chúa: “Vâng, con sẽ làm” hoặc “Vâng, xin Chúa ban ơn rồi để con làm”. Nhưng Mẹ khiêm tốn xin Thiên Chúa làm nơi Mẹ, và để cho Thiên Chúa tự do điều khiển, hành động trong cuộc đời của Mẹ.
Theo mẫu gương của Mẹ Maria, chúng ta cần khiêm tốn xin ơn đức tin để được xác tín rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, và “tất cả là hồng ân” (dù chúng ta có yếu đuối hay mạnh mẽ, dốt hay giỏi, thành hay bại, người đời có chê hay khen...cũng chẳng có chi là “trầm trọng”), vận mạng chúng ta ở trong tay Thiên Chúa, Người luôn ở với chúng ta và mong chúng ta tín thác trọn vẹn cuộc đời cho Người.
Đối với Đức Maria, tin vào Thiên Chúa đồng nghĩa với tin vào Ðấng Người sai đến là Ðức Giêsu Kitô.
1.2 Đức Maria tin vào Đức Giêsu Kitô, Lời Nhập thể
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1,31). Mẹ Maria là người đầu tiên tin vào Đức Giêsu Kitô vì Mẹ là người thứ nhất được Thiên Chúa báo cho biết: Con của Người đến trong thế gian để cứu chuộc nhân loại. Mẹ tin vào Thiên Chúa đồng thời cũng tin vào Đấng mà Người sai đến là “Con Chí Ái của Người” (GLHTCG 151). Mẹ tin nên đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và trao ban Lời sự sống cho nhân loại[5]. Với tiếng thưa “Vâng”, Mẹ đã mở cánh cửa để Thiên Chúa đi vào trong thế giới của chúng ta; Mẹ trở thành Hòm Bia Giao Ước; trong Mẹ, Thiên Chúa đón nhận thân xác, trở thành một con người “cắm lều” giữa chúng ta (x. Ga 1,14)[6]. Trong suốt cuộc đời dương thế của Đức Giêsu, Mẹ Maria sống thân tình, gắn bó với Người. Không ai có thể quan tâm và hiểu Đức Giêsu như Mẹ, Mẹ chia sẻ với Người mọi vui buồn, đau thương và hạnh phúc của đời sống trong tin yêu: Chấp nhận sinh Con Thiên Chúa trong hang bò lừa (x. Lc 2,7), mang Con trốn sang Ai cập để cứu con khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê (x. Mt 2,13-15). Với đức tin, Mẹ theo Chúa Giêsu lúc Người đi rao giảng và ở với Người cho đến tận đồi Golgotha (x. Ga 19, 25-27). Với đức Tin, Mẹ Maria đã hưởng nếm những hoa trái của cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, và gìn giữ từng kỷ niệm trong lòng (x. Lc 2, 19.51)[7].
Mẹ Maria sống bên Ngôi Lời trong âm thầm, ẩn dật, “trong tình trạng” cầu nguyện, lắng nghe và chiêm ngắm[8]. Ngôi Lời đã nói cho Mẹ biết những điều kín nhiệm nơi Thiên Chúa (x.Ga 1,1-18). Mẹ ghi tạc vào lòng mọi lời Người nói và những việc Người làm (x.Lc 2,19.51). Mỗi lần thấy Người là Mẹ lại thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9b).
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta học cách lắng nghe, nghiền ngẫm và chiêm ngắm Lời bằng “phương pháp” (phi phương pháp) của Mẹ (x. Lc 2,19.51), kết hiệp với Lời bằng cách mỗi ngày “thuộc lòng” (thuộc với cả tấm lòng) và suy đi ngẫm lại trong lòng tin, cậy, mến: một từ, một câu, một đoạn ngắn Lời Chúa, để Lời thấm vào tâm trí chúng ta, để Thánh Thần của Lời tác động, biến đổi: tâm tư, hành động, cách nhìn và đời sống chúng ta ngày càng nên giống Lời hơn.
Ngoài ra, nhìn lên khuôn mẫu Mẹ Maria, một cuộc sống hoàn toàn được uốn nắn bởi Lời, chúng ta cũng được mời gọi bước vào Mầu nhiệm đức tin, nhờ đó Chúa Kitô đến cư ngụ trong đời sống chúng ta. Thánh Ambrôsiô nhắc chúng ta rằng, theo một nghĩa nào đó, mọi Kitô hữu đang tin, đều đang cưu mang và sinh hạ Lời Thiên Chúa: nếu chỉ có một người Mẹ duy nhất của Đức Kitô theo xác thịt, ngược lại, trong đức tin, Đức Kitô là hoa quả của lòng mọi người. Như thế, điều đã xảy ra cho Đức Maria cũng có thể xảy ra nơi chúng ta mỗi ngày, khi lắng nghe Lời và khi cử hành các Bí tích[9].
Với đức tin, Mẹ Maria luôn gắn bó mật thiết với Đức Giêsu, Lời Nhập thể. Tuy nhiên, Mẹ không thể tin vào Đức Giêsu mà không thông phần vào Thánh Thần của Người. Chính Thánh Thần mạc khải cho Mẹ biết Đức Giêsu là ai. Không ai có thể tuyên xưng rằng: Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (GLHTCG 152).
1.3 Đức Maria tin vào Chúa Thánh Thần
Trong lòng tin, Đức Maria sống mối tương quan cộng tác với Chúa Thánh Thần; được biểu lộ rõ nét trong ngày truyền tin; lúc Ngôi Lời nhập thể, và trong ngày lễ Ngũ Tuần; lúc khai sinh Hội thánh.
Trong ngày truyền tin, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Mẹ Maria để làm nên nhân tính của Đức Giêsu (x.Lc 1,35). Chúa Thánh Thần đã tác động nơi Mẹ Maria bằng việc thánh hóa, biến đổi tâm hồn Mẹ thành cung điện xứng đáng để đón tiếp Ngôi Lời. Nhờ Mẹ, Thánh Thần làm cho "loài người Chúa thương" được hiệp thông với Đức Kitô (x.GLHTCG 725).
Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Mẹ Maria đã cùng với các tông đồ cầu xin hồng ân Thánh Thần: Mẹ hiện diện với nhóm Mười Hai, "đồng tâm nhất trí, siêng năng cầu nguyện" (x.Cv 1,14), và khi Thánh Thần khai mở "thời đại cuối cùng", với việc giới thiệu Hội thánh vào sáng ngày lễ Ngũ Tuần (x.GLHTCG 965). Mẹ đã được thông dự vào ơn “lưỡi lửa” như các tông đồ (x.Cv 2,4). Ơn lưỡi lửa trước hết được hiểu như lời cầu nguyện tập thể (x.Cv 2,11), ơn cầu nguyện nhờ Thánh Thần (x.Rm 8,26). Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã xướng lên bài ca Magnificat (x.Lc 1,46-56); một lời cầu nguyện bao gồm những đặc tính chân chính: lòng tuân theo ý Chúa, tâm tình tạ ơn, niềm hân hoan, tin tưởng nơi tình yêu Chúa, sự quan tâm đến những thành phần thấp bé trong xã hội[10]. Ơn lưỡi lửa còn được hiểu như Bảy Ơn của Chúa Thánh Thần (x.GLHTCG 1831), các Hoa Quả của Thánh Thần (x.Gl 5,22-23), Tám Mối Phúc Thật (x.Mt 5, 3-11), và ơn Đoàn Sủng (x.1Cr 12, 7-10). Chính nhờ những ơn huệ và hoa trái này đã kiện toàn lòng tin của Mẹ và tâm hồn Mẹ đã trở nên ngoan ngoãn với các linh ứng của Ân Sủng[11].
Mẹ Maria là khuôn mẫu dạy cho chúng ta cách sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, cầu nguyện nhờ Thần Khí, để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn hoạ theo Lời hầu có thể loan giảng Lời cho tha nhân.
Trọn cuộc đời Mẹ Maria là lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa duy nhất, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Lời tuyên xưng ấy được thể hiện trong mối tương quan giữa Mẹ với Ba Ngôi được Công đồng Vaticanô II diễn tả: Mẹ của Con Thiên Chúa, Mẹ là ái nữ của Chúa Cha và là cung điện của Chúa Thánh Thần[12]. Trong mối tương quan mật thiết ấy, Mẹ luôn tin vào Chúa Ba Ngôi, Đấng làm chủ lịch sử và vận mạng của Mẹ cùng của toàn thể nhân loại, Đấng là Tình Yêu, Người không phải là tín điều mà người tín hữu phải tin, nhưng là một Ngôi Vị luôn hiện diện cách sống động trong cuộc đời mỗi con người mà nếu “Tin”, chúng ta sẽ được nhận ra sự hiện diện yêu thương của Người thật gần gũi.
Đức tin là ân ban của Thiên Chúa, nhưng làm sao chúng ta có thể tin nếu không có người rao giảng? Phải chăng chúng ta có thể tin dễ dàng hơn nếu được Mẹ Maria trao ban Lời cho chúng ta?
2. ĐỨC MARIA TRAO BAN LỜI
Do đức tin chân chính không dừng lại ở lý trí nhưng cần thể hiện bằng hành động, vì “đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17). Hơn nữa, “đức Tin sẽ tăng trưởng khi biết sống đức Tin với cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh, và biết thông truyền đức Tin với cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui”.[13] Với lòng hiền mẫu, Mẹ Maria đã quảng đại thông truyền Lời mà Mẹ đã lãnh nhận cho Hội thánh, nêu cao gương sống đức Tin cho Hội thánh, cho các Kitô hữu, cho những người sống đời thánh hiến và những người con của Thánh Phụ Đa Minh.
2.1 Đức Maria với Hội thánh
Tương quan giữa Đức Maria với Hội thánh được thể hiện trong vai trò là Mẹ của Hội thánh, và là hiện thân của Hội thánh.
Đức Maria là Mẹ của Hội thánh: Đức Maria đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng lúc với việc Ngôi Lời nhập thể. Mẹ cộng tác đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, cậy, mến, để tái lập sự sống cho các linh hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Đức Maria thật là Mẹ chúng ta[14]. Đức Maria cũng trở thành Mẹ của Hội thánh khi nhận làm Mẹ của Đức Kitô: Đức Kitô là đầu của Hội thánh (và Hội thánh là thân thể của Người: Christus totus). Chức phận làm Mẹ Hội thánh lại còn nổi bật hơn từ lúc Đức Giêsu ủy thác người môn đệ mình thương mến cho Mẹ dưới chân Thập giá (x.Ga 19,26). Như lịch sử cứu độ không kết thúc dưới chân Thập giá nhưng được mở ra và tiếp diễn tới ngày cánh chung thế nào thì Mẹ Maria vẫn còn cộng tác với Đức Kitô trong việc tái sinh các linh hồn vào Nước Chúa qua lời chuyển cầu và qua sự giáo dục đức tin[15]. Thật vậy, sau khi được đưa về trời, Mẹ vẫn chăm sóc những anh em của Con Mẹ còn đang lữ hành trên dương thế giữa bao nguy hiểm và thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời[16].
Mối tương quan giữa Đức Maria và Hội thánh còn khăng khít hơn qua hình ảnh Mẹ là hiện thân của Hội thánh: Mẹ Maria đại diện cho Hội thánh khi chấp nhận giao ước mới. Với tiếng “xin vâng” Mẹ đã để cho Thiên Chúa đi vào cư ngụ giữa nhân loại, đến gặp gỡ con người. Mẹ Maria là hiện thân của Hội thánh phục vụ con người bằng cách trao tặng cho con người chính Chúa Giêsu: Mẹ vội vã lên đường vượt núi đem Chúa đến cho người chị họ (x. Lc 1,39-45), và trao tặng Chúa Giêsu cho các mục đồng (x. Lc 2, 15-16).
Nhìn lên Mẹ Maria, Hội thánh học được cách thi hành chức vụ làm Mẹ trong việc nhiệt thành sinh sản con cái cho Nước Trời nhờ Lời giảng và các bí tích (x. GLHTCG 2030), qua việc truyền giáo, giáo dục đức tin, góp phần thăng tiến con người toàn diện, sống đời cầu nguyện và chứng tá.
Sự liên hệ giữa Đức Maria với Hội thánh còn được cụ thể hơn qua việc thông truyền đức tin, Mẹ trở nên mẫu mực sống đức tin của các Kitô hữu.
2.2 Đức Maria, mẫu gương sống đức tin của các Kitô hữu
Đức Maria được bà Êlisabét khen ngợi: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Mẹ được hưởng chân phúc hệ tại việc đáp trả Lời bằng lòng tin, chứ không nguyên chỉ vì được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Khi Mẹ thụ thai Lời Nhập thể, Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn muôn ơn sủng xuống trên Mẹ, biến cung lòng Mẹ nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, đổ tràn tình yêu xuống trên Mẹ để Mẹ có thể yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Điều này, không đương nhiên Mẹ được miễn trừ khỏi những ưu phiền giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách nhằm tinh luyện đức tin là thứ quý hơn vàng gấp bội (x. 1Pr 1,6-7). Trong cuộc lữ hành đức tin, như mọi tín hữu, Mẹ cũng phải bước đi lần mò trong tăm tối để tìm kiếm ánh sáng. Chính nhờ-với-trong Lời, Mẹ khám phá ra những tia sáng hy vọng để can đảm đón nhận thực tại trong chờ đợi với đức tin và bước đi trên hành trình dương thế, Lời là ngọn đèn soi lối, là ánh sáng chỉ đường cho Mẹ tiến bước. Có khi Mẹ chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa (x.Lc 1,29) nhưng mẹ vẫn khao khát tìm kiếm trong lòng tin bằng cách ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng (x. Lc 2,19). Thánh Anselmô đã diễn tả kinh nghiệm này: “Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”; bởi có một điều gắn liền với đức tin là người tin ước muốn biết rõ hơn Đấng mình tin và hiểu rõ hơn điều Người mạc khải; ngược lại, một hiểu biết thấu đáo hơn lại đòi hỏi một đức tin lớn hơn, ngày càng đượm nồng tình yêu (GLHTCG 158).
Với tình từ mẫu, Mẹ Maria hằng dìu dắt, nâng đỡ người tín hữu sống đức tin trưởng thành trong hy vọng, nhất là khi gặp đau khổ, thử thách. Đời sống chúng ta như cuộc hành trình giữa đại dương đen tối và đầy sóng gió của lịch sử, Mẹ Maria như “Ngôi sao của biển cả” và là ngôi sao hy vọng chỉ đường cho người tín hữu đến gặp Đức Giêsu Kitô là ánh sáng, là Mặt Trời bừng lên trên mọi bóng tối của lịch sử[17].
Chạy đến với Mẹ Maria, chúng ta được an ủi, trợ giúp trong những lúc tối tăm, yếu đuối, mệt mỏi…để Mẹ đưa chúng ta đến với Lời, Đấng là đường, chân lý và sự sống (x.Ga 6,14), để chúng ta được an vui tiến bước trên hành trình tiến về trời cao trong hy vọng, vì:“Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1).
Đức Maria không những nâng đỡ người tín hữu sống trọn lời tuyên xưng đức tin khi lãnh phép Thánh tẩy, Mẹ còn phù trợ đắc lực và hiện diện gần gũi hơn trong cuộc đời người sống đời thánh hiến.
2.3 Đức Maria với đời thánh hiến và tu sĩ Đa Minh
2.3.1 Đức Maria với đời thánh hiến
Đức Maria, người Nữ Tu đầu tiên, là mẫu gương hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa, và là hiền mẫu luôn phù trợ những người sống đời thánh hiến.
Ngay sau khi ưng thuận thưa “vâng” với lời mời gọi của Thiên Chúa, Mẹ Maria bắt đầu bước vào cuộc mạo hiểm đi theo Chúa Giêsu trên con đường thương khó rất khó thương. Cuộc hành trình Đức Maria đi theo Con Mẹ có bao khó khăn phải đương đầu, bao đau khổ, thử thách phải vượt qua, nhưng Mẹ luôn “đứng” vững trong tin yêu: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người” (Ga 19, 25). Mẹ đứng bên thập giá để đồng hành và đồng cảm với Con trước những thách thức, phỉ báng và khổ nhục; Mẹ “đứng” vững được không phải tự sức mình nhưng nhờ sức mạnh của Lời, Lời là Thần Khí, Lời sống động và hữu hiệu, đã được khắc ghi và thẩm thấu vào tâm trí của Mẹ. Nhờ đó, Mẹ có nghị lực, ánh sáng để hiệp thông với Con của Mẹ, và kiên vững, can đảm bằng lòng đón nhận tất cả, yêu mến tất cả,chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả. Mẹ hy vọng Con Mẹ sẽ chiến thắng bằng sự Phục Sinh vinh quang. Suốt cuộc đời Mẹ luôn kết hiệp mật thiết với Lời, với Con Mẹ, thì khi “giờ đã đến”, Mẹ cùng Con hướng về Chúa Cha với lòng phó thác để dâng hiến cuộc đời làm hiến lễ tình yêu cho Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Nhìn lên Mẹ Maria, những người sống đời thánh hiến, chúng ta bắt chước Mẹ: ghi nhớ Lời vào tâm trí, nhẩm đi nhắc lại trong lòng, để Lời nên ánh sáng và sức mạnh cho chúng ta, nhất là trong đêm tối, những khi gặp đau khổ, thử thách. Và cùng với Mẹ kết hiệp đời sống với hiến tế của Đức Kitô để hiến dâng đời mình, sứ vụ, những thao thức, mọi vui buồn, những hiểu lầm, khó khăn, thử thách, yếu đuối, bệnh tật, đau thương và hạnh phúc đời dâng hiến…làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1).
Đối với người sống đời thánh hiến, Mẹ Maria hằng phù trợ với lòng từ mẫu ưu ái. Với người tu sĩ Đa Minh, Mẹ là Đấng Bảo Trợ với tình thương đầy âu yếm.
2.3.2 Đức Maria với đời thánh hiến Đa Minh
Đức Maria là nhà chiệm niệm luôn ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng (x .Lc 2,19), và là nhà truyền giáo đầy nhiệt huyết đem Chúa đến cho tha nhân (x.Lc 1,39). Mẹ là hiện thân của người Đa Minh: “Trao truyền cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”.
Qua sử liệu và các tích chuyện của Dòng, chúng ta thấy Mẹ Maria quả là Đấng Bảo Trợ Dòng. Đặc biệt, Mẹ luôn đồng hành với Dòng, nhất là trong sứ mạng phục vụ Lời và trong đời sống đức tin.
Từ thuở sơ khai, Mẹ đã tỏ dấu cho Cha Thánh biết địa điểm xây Đan viện nữ Đa Minh đầu tiên tại làng Prouilhe, Pháp quốc. Tại đây, Thánh Phụ cùng với các anh em tiên khởi đã thực hiện những quyết định quan trọng cho Dòng dưới sự bảo trợ của Mẹ. (Chọn một tu luật có sẵn và soạn thảo Hiến pháp đầu tiên cho Dòng, Thánh Phụ cũng chọn ngày 15.8. 1217, lễ Mẹ Lên Trời, được coi là “Lễ Hiện Xuống Mới” của Dòng để phân tán 16 anh em đi khắp nơi loan giảng Tin Mừng). Khi việc phục vụ Lời của Thánh Phụ chưa có kết quả, Mẹ đã chỉ cho Người cách thu phục nhân tâm: không chỉ tranh luận, mà cần kiên nhẫn giảng dạy về các mầu nhiệm chính trong đạo, và khuyến khích thính giả cầu nguyện.
Mẹ thường xuất hiện trong thị kiến của các anh em tiên khởi với dáng vẻ vui tươi, chúc lành cho anh em bằng dấu Thánh giá, chia sẻ đời sống với anh em bằng việc giúp bàn ăn, nhắc bài giảng cho một tu sĩ Thuyết Giáo nghèo ý tưởng, thăm viếng anh em hấp hối. Mẹ rất chăm lo cho Dòng, khi anh em giảng thuyết, đi đường, gặp gian nan, ăn uống, bị đau khổ, bị xua đuổi...Ngay cả khi anh em cầu khẩn Mẹ, Mẹ cũng cầu nguyện chung với anh em. Mẹ luôn hiện diện trong cuộc đời các tu sĩ Dòng[18]. Tình hiền mẫu của Mẹ còn được biểu lộ qua hành động Mẹ chăm sóc cho các tu sĩ Dòng từng giấc ngủ: Mỗi tối trước khi đi ngủ, các con kêu cầu “Hỡi Bà là Chúa bầu chúng tôi”, lúc ấy Mẹ thường sấp mình xuống xin Con Mẹ bảo vệ Dòng[19]. Đang đêm, Mẹ đi rảy nước thánh các phòng ngủ cho các tu sĩ. Hơn nữa, Mẹ còn âu yếm bao bọc các con cái Thánh Phụ trong áo choàng của Mẹ.
Trước tình thương ưu ái của Mẹ, Thánh Phụ khuyến dụ con cái hoàn toàn tin tưởng vào Mẹ Maria, hết lòng yêu mến và sống theo mẫu gương của Mẹ. Vì thế, để biểu lộ lòng kính yêu và noi theo các nhân đức của Mẹ Maria, truyền thống Dòng luôn thực hành các việc tôn sùng Mẹ Maria: cử hành lễ kính Đức Mẹ mỗi thứ Bảy, nguyện kinh cầu Đức Bà, mỗi tối hát Kính Chào Nữ Vương … nhất là cổ võ và cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi hàng ngày như phương thế hữu hiệu để củng cố đức tin, để chiêm ngắm mầu nhiệm Lời với đôi mắt của Mẹ, để Mẹ đưa chúng ta đến gặp gỡ Đức Giêsu Kitô phục sinh, hầu có thể tái khám phá, vun trồng và làm chứng về đức Tin, để Chúa ban cho chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu[20], và trao truyền cho mọi người điều quý giá nhất mà người Kitô hữu có được: Đức Kitô Giêsu, là Đấng khai mở và kiện toàn đức Tin (x.Dt 12,2), là Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (x. Ga 1,14).
Thay lời kết
Trước Lời của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã quảng đại đáp trả bằng sự vâng phục đức tin và trao ban Lời sự sống cho thế gian. Nhờ đức tin, Mẹ đã đón nhận Lời trong mối hiệp thông thân tình với Ba Ngôi và chia sẻ Lời bằng tình yêu hiền mẫu với Nhiệm Thể Chúa Kitô, các Kitô hữu, những người sống đời thánh hiến, và những người con của thánh phụ Đa Minh.
Nhìn lên Mẹ Maria, chúng ta được mời gọi lắng nghe và đáp trả Lời theo mẫu gương của Mẹ, kết hiệp với Ba Ngôi để kiện toàn đức tin mỗi ngày qua việc “sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15); tin vào Lời, Người là chóp đỉnh của mạc khải và làm trung gian cho sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa[21], đồng thời hiệp nhất với Hội thánh xây dựng Nước Chúa tại thế này bằng đời sống theo lời Mẹ dạy: Người bảo gì, hãy làm theo (x. Ga 2,5). Ước mong lời Đức Kitô ngự trong chúng ta, những người con của thánh phụ Đa Minh, thật dồi dào phong phú (x.Cl 3,16). Cùng với Mẹ Maria, theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, xin cho chúng ta được nhiệt tâm lắng nghe và cưu mang Lời trong tin yêu, dấn thân sống Năm Đức Tin, “thời gian đặc biệt của ân sủng”, bằng cách: “Canh tân việc trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại đức Tin, để chúng ta, biết vui mừng làm chứng cho Chúa Phục sinh một cách đáng tin trong thế giới hôm nay, biết chỉ cho mọi người tìm được ‘cửa dẫn vào đức Tin’. ‘Cánh cửa’ này mở rộng tầm nhìn cho con người hướng về Chúa Giêsu Kitô đang ở giữa chúng ta ‘mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28, 20). Người chỉ cho chúng ta học biết ‘nghệ thuật sống’ trong ‘mối liên hệ mật thiết với Người’”[22]
Mẹ ơi! Mẹ thật có phúc vì đã tin vào Lời. Chúng con thật hạnh phúc vì có Mẹ trong đời. Xin Mẹ giúp chúng con biết theo gương Mẹ tin vào Lời, cưu mang và sinh nở Lời cho anh chị em, và cuộc đời chúng con xin được cùng với Mẹ nên lời ngợi khen, chúc tụng, loan giảng lòng thương xót Chúa từ bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.
2.1 Đức Maria với Hội thánh
Tương quan giữa Đức Maria với Hội thánh được thể hiện trong vai trò là Mẹ của Hội thánh, và là hiện thân của Hội thánh.
Đức Maria là Mẹ của Hội thánh: Đức Maria đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng lúc với việc Ngôi Lời nhập thể. Mẹ cộng tác đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, cậy, mến, để tái lập sự sống cho các linh hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Đức Maria thật là Mẹ chúng ta[14]. Đức Maria cũng trở thành Mẹ của Hội thánh khi nhận làm Mẹ của Đức Kitô: Đức Kitô là đầu của Hội thánh (và Hội thánh là thân thể của Người: Christus totus). Chức phận làm Mẹ Hội thánh lại còn nổi bật hơn từ lúc Đức Giêsu ủy thác người môn đệ mình thương mến cho Mẹ dưới chân Thập giá (x.Ga 19,26). Như lịch sử cứu độ không kết thúc dưới chân Thập giá nhưng được mở ra và tiếp diễn tới ngày cánh chung thế nào thì Mẹ Maria vẫn còn cộng tác với Đức Kitô trong việc tái sinh các linh hồn vào Nước Chúa qua lời chuyển cầu và qua sự giáo dục đức tin[15]. Thật vậy, sau khi được đưa về trời, Mẹ vẫn chăm sóc những anh em của Con Mẹ còn đang lữ hành trên dương thế giữa bao nguy hiểm và thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời[16].
Mối tương quan giữa Đức Maria và Hội thánh còn khăng khít hơn qua hình ảnh Mẹ là hiện thân của Hội thánh: Mẹ Maria đại diện cho Hội thánh khi chấp nhận giao ước mới. Với tiếng “xin vâng” Mẹ đã để cho Thiên Chúa đi vào cư ngụ giữa nhân loại, đến gặp gỡ con người. Mẹ Maria là hiện thân của Hội thánh phục vụ con người bằng cách trao tặng cho con người chính Chúa Giêsu: Mẹ vội vã lên đường vượt núi đem Chúa đến cho người chị họ (x. Lc 1,39-45), và trao tặng Chúa Giêsu cho các mục đồng (x. Lc 2, 15-16).
Nhìn lên Mẹ Maria, Hội thánh học được cách thi hành chức vụ làm Mẹ trong việc nhiệt thành sinh sản con cái cho Nước Trời nhờ Lời giảng và các bí tích (x. GLHTCG 2030), qua việc truyền giáo, giáo dục đức tin, góp phần thăng tiến con người toàn diện, sống đời cầu nguyện và chứng tá.
Sự liên hệ giữa Đức Maria với Hội thánh còn được cụ thể hơn qua việc thông truyền đức tin, Mẹ trở nên mẫu mực sống đức tin của các Kitô hữu.
2.2 Đức Maria, mẫu gương sống đức tin của các Kitô hữu
Đức Maria được bà Êlisabét khen ngợi: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Mẹ được hưởng chân phúc hệ tại việc đáp trả Lời bằng lòng tin, chứ không nguyên chỉ vì được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Khi Mẹ thụ thai Lời Nhập thể, Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn muôn ơn sủng xuống trên Mẹ, biến cung lòng Mẹ nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, đổ tràn tình yêu xuống trên Mẹ để Mẹ có thể yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Điều này, không đương nhiên Mẹ được miễn trừ khỏi những ưu phiền giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách nhằm tinh luyện đức tin là thứ quý hơn vàng gấp bội (x. 1Pr 1,6-7). Trong cuộc lữ hành đức tin, như mọi tín hữu, Mẹ cũng phải bước đi lần mò trong tăm tối để tìm kiếm ánh sáng. Chính nhờ-với-trong Lời, Mẹ khám phá ra những tia sáng hy vọng để can đảm đón nhận thực tại trong chờ đợi với đức tin và bước đi trên hành trình dương thế, Lời là ngọn đèn soi lối, là ánh sáng chỉ đường cho Mẹ tiến bước. Có khi Mẹ chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa (x.Lc 1,29) nhưng mẹ vẫn khao khát tìm kiếm trong lòng tin bằng cách ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng (x. Lc 2,19). Thánh Anselmô đã diễn tả kinh nghiệm này: “Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”; bởi có một điều gắn liền với đức tin là người tin ước muốn biết rõ hơn Đấng mình tin và hiểu rõ hơn điều Người mạc khải; ngược lại, một hiểu biết thấu đáo hơn lại đòi hỏi một đức tin lớn hơn, ngày càng đượm nồng tình yêu (GLHTCG 158).
Với tình từ mẫu, Mẹ Maria hằng dìu dắt, nâng đỡ người tín hữu sống đức tin trưởng thành trong hy vọng, nhất là khi gặp đau khổ, thử thách. Đời sống chúng ta như cuộc hành trình giữa đại dương đen tối và đầy sóng gió của lịch sử, Mẹ Maria như “Ngôi sao của biển cả” và là ngôi sao hy vọng chỉ đường cho người tín hữu đến gặp Đức Giêsu Kitô là ánh sáng, là Mặt Trời bừng lên trên mọi bóng tối của lịch sử[17].
Chạy đến với Mẹ Maria, chúng ta được an ủi, trợ giúp trong những lúc tối tăm, yếu đuối, mệt mỏi…để Mẹ đưa chúng ta đến với Lời, Đấng là đường, chân lý và sự sống (x.Ga 6,14), để chúng ta được an vui tiến bước trên hành trình tiến về trời cao trong hy vọng, vì:“Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1).
Đức Maria không những nâng đỡ người tín hữu sống trọn lời tuyên xưng đức tin khi lãnh phép Thánh tẩy, Mẹ còn phù trợ đắc lực và hiện diện gần gũi hơn trong cuộc đời người sống đời thánh hiến.
2.3 Đức Maria với đời thánh hiến và tu sĩ Đa Minh
2.3.1 Đức Maria với đời thánh hiến
Đức Maria, người Nữ Tu đầu tiên, là mẫu gương hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa, và là hiền mẫu luôn phù trợ những người sống đời thánh hiến.
Ngay sau khi ưng thuận thưa “vâng” với lời mời gọi của Thiên Chúa, Mẹ Maria bắt đầu bước vào cuộc mạo hiểm đi theo Chúa Giêsu trên con đường thương khó rất khó thương. Cuộc hành trình Đức Maria đi theo Con Mẹ có bao khó khăn phải đương đầu, bao đau khổ, thử thách phải vượt qua, nhưng Mẹ luôn “đứng” vững trong tin yêu: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người” (Ga 19, 25). Mẹ đứng bên thập giá để đồng hành và đồng cảm với Con trước những thách thức, phỉ báng và khổ nhục; Mẹ “đứng” vững được không phải tự sức mình nhưng nhờ sức mạnh của Lời, Lời là Thần Khí, Lời sống động và hữu hiệu, đã được khắc ghi và thẩm thấu vào tâm trí của Mẹ. Nhờ đó, Mẹ có nghị lực, ánh sáng để hiệp thông với Con của Mẹ, và kiên vững, can đảm bằng lòng đón nhận tất cả, yêu mến tất cả,chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả. Mẹ hy vọng Con Mẹ sẽ chiến thắng bằng sự Phục Sinh vinh quang. Suốt cuộc đời Mẹ luôn kết hiệp mật thiết với Lời, với Con Mẹ, thì khi “giờ đã đến”, Mẹ cùng Con hướng về Chúa Cha với lòng phó thác để dâng hiến cuộc đời làm hiến lễ tình yêu cho Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Nhìn lên Mẹ Maria, những người sống đời thánh hiến, chúng ta bắt chước Mẹ: ghi nhớ Lời vào tâm trí, nhẩm đi nhắc lại trong lòng, để Lời nên ánh sáng và sức mạnh cho chúng ta, nhất là trong đêm tối, những khi gặp đau khổ, thử thách. Và cùng với Mẹ kết hiệp đời sống với hiến tế của Đức Kitô để hiến dâng đời mình, sứ vụ, những thao thức, mọi vui buồn, những hiểu lầm, khó khăn, thử thách, yếu đuối, bệnh tật, đau thương và hạnh phúc đời dâng hiến…làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1).
Đối với người sống đời thánh hiến, Mẹ Maria hằng phù trợ với lòng từ mẫu ưu ái. Với người tu sĩ Đa Minh, Mẹ là Đấng Bảo Trợ với tình thương đầy âu yếm.
2.3.2 Đức Maria với đời thánh hiến Đa Minh
Đức Maria là nhà chiệm niệm luôn ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng (x .Lc 2,19), và là nhà truyền giáo đầy nhiệt huyết đem Chúa đến cho tha nhân (x.Lc 1,39). Mẹ là hiện thân của người Đa Minh: “Trao truyền cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”.
Qua sử liệu và các tích chuyện của Dòng, chúng ta thấy Mẹ Maria quả là Đấng Bảo Trợ Dòng. Đặc biệt, Mẹ luôn đồng hành với Dòng, nhất là trong sứ mạng phục vụ Lời và trong đời sống đức tin.
Từ thuở sơ khai, Mẹ đã tỏ dấu cho Cha Thánh biết địa điểm xây Đan viện nữ Đa Minh đầu tiên tại làng Prouilhe, Pháp quốc. Tại đây, Thánh Phụ cùng với các anh em tiên khởi đã thực hiện những quyết định quan trọng cho Dòng dưới sự bảo trợ của Mẹ. (Chọn một tu luật có sẵn và soạn thảo Hiến pháp đầu tiên cho Dòng, Thánh Phụ cũng chọn ngày 15.8. 1217, lễ Mẹ Lên Trời, được coi là “Lễ Hiện Xuống Mới” của Dòng để phân tán 16 anh em đi khắp nơi loan giảng Tin Mừng). Khi việc phục vụ Lời của Thánh Phụ chưa có kết quả, Mẹ đã chỉ cho Người cách thu phục nhân tâm: không chỉ tranh luận, mà cần kiên nhẫn giảng dạy về các mầu nhiệm chính trong đạo, và khuyến khích thính giả cầu nguyện.
Mẹ thường xuất hiện trong thị kiến của các anh em tiên khởi với dáng vẻ vui tươi, chúc lành cho anh em bằng dấu Thánh giá, chia sẻ đời sống với anh em bằng việc giúp bàn ăn, nhắc bài giảng cho một tu sĩ Thuyết Giáo nghèo ý tưởng, thăm viếng anh em hấp hối. Mẹ rất chăm lo cho Dòng, khi anh em giảng thuyết, đi đường, gặp gian nan, ăn uống, bị đau khổ, bị xua đuổi...Ngay cả khi anh em cầu khẩn Mẹ, Mẹ cũng cầu nguyện chung với anh em. Mẹ luôn hiện diện trong cuộc đời các tu sĩ Dòng[18]. Tình hiền mẫu của Mẹ còn được biểu lộ qua hành động Mẹ chăm sóc cho các tu sĩ Dòng từng giấc ngủ: Mỗi tối trước khi đi ngủ, các con kêu cầu “Hỡi Bà là Chúa bầu chúng tôi”, lúc ấy Mẹ thường sấp mình xuống xin Con Mẹ bảo vệ Dòng[19]. Đang đêm, Mẹ đi rảy nước thánh các phòng ngủ cho các tu sĩ. Hơn nữa, Mẹ còn âu yếm bao bọc các con cái Thánh Phụ trong áo choàng của Mẹ.
Trước tình thương ưu ái của Mẹ, Thánh Phụ khuyến dụ con cái hoàn toàn tin tưởng vào Mẹ Maria, hết lòng yêu mến và sống theo mẫu gương của Mẹ. Vì thế, để biểu lộ lòng kính yêu và noi theo các nhân đức của Mẹ Maria, truyền thống Dòng luôn thực hành các việc tôn sùng Mẹ Maria: cử hành lễ kính Đức Mẹ mỗi thứ Bảy, nguyện kinh cầu Đức Bà, mỗi tối hát Kính Chào Nữ Vương … nhất là cổ võ và cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi hàng ngày như phương thế hữu hiệu để củng cố đức tin, để chiêm ngắm mầu nhiệm Lời với đôi mắt của Mẹ, để Mẹ đưa chúng ta đến gặp gỡ Đức Giêsu Kitô phục sinh, hầu có thể tái khám phá, vun trồng và làm chứng về đức Tin, để Chúa ban cho chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu[20], và trao truyền cho mọi người điều quý giá nhất mà người Kitô hữu có được: Đức Kitô Giêsu, là Đấng khai mở và kiện toàn đức Tin (x.Dt 12,2), là Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (x. Ga 1,14).
Thay lời kết
Trước Lời của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã quảng đại đáp trả bằng sự vâng phục đức tin và trao ban Lời sự sống cho thế gian. Nhờ đức tin, Mẹ đã đón nhận Lời trong mối hiệp thông thân tình với Ba Ngôi và chia sẻ Lời bằng tình yêu hiền mẫu với Nhiệm Thể Chúa Kitô, các Kitô hữu, những người sống đời thánh hiến, và những người con của thánh phụ Đa Minh.
Nhìn lên Mẹ Maria, chúng ta được mời gọi lắng nghe và đáp trả Lời theo mẫu gương của Mẹ, kết hiệp với Ba Ngôi để kiện toàn đức tin mỗi ngày qua việc “sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15); tin vào Lời, Người là chóp đỉnh của mạc khải và làm trung gian cho sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa[21], đồng thời hiệp nhất với Hội thánh xây dựng Nước Chúa tại thế này bằng đời sống theo lời Mẹ dạy: Người bảo gì, hãy làm theo (x. Ga 2,5). Ước mong lời Đức Kitô ngự trong chúng ta, những người con của thánh phụ Đa Minh, thật dồi dào phong phú (x.Cl 3,16). Cùng với Mẹ Maria, theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, xin cho chúng ta được nhiệt tâm lắng nghe và cưu mang Lời trong tin yêu, dấn thân sống Năm Đức Tin, “thời gian đặc biệt của ân sủng”, bằng cách: “Canh tân việc trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại đức Tin, để chúng ta, biết vui mừng làm chứng cho Chúa Phục sinh một cách đáng tin trong thế giới hôm nay, biết chỉ cho mọi người tìm được ‘cửa dẫn vào đức Tin’. ‘Cánh cửa’ này mở rộng tầm nhìn cho con người hướng về Chúa Giêsu Kitô đang ở giữa chúng ta ‘mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28, 20). Người chỉ cho chúng ta học biết ‘nghệ thuật sống’ trong ‘mối liên hệ mật thiết với Người’”[22]
Mẹ ơi! Mẹ thật có phúc vì đã tin vào Lời. Chúng con thật hạnh phúc vì có Mẹ trong đời. Xin Mẹ giúp chúng con biết theo gương Mẹ tin vào Lời, cưu mang và sinh nở Lời cho anh chị em, và cuộc đời chúng con xin được cùng với Mẹ nên lời ngợi khen, chúc tụng, loan giảng lòng thương xót Chúa từ bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.
[1] ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, 2010, số 6.
[2] Xem Sđd., số 27.
[3] Xem Bộ Giáo Lý Đức Tin, Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, 2012, số 3.
[4] Xem Công đồng chung Vatican II, Hiến chế tín lý Dei Verbum về Mạc khải của Thiên Chúa, 1965, số 2.
[5] Xem Công đồng Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium về Giáo hội, 1964, số 53.
[6] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi về hy vọng Kitô Giáo, 2007, tr.79-80.
[7] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông thư Tự sắc Porta Fidei, (11/10/2012), số 13.
[8] Xem ĐHY. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Vatican 2000, tr 203.
[9] Xem Thánh Ambrôsiô, Expositio Evangelii secundum Lucam, 2, 19: PL 15, 1559-1560 được nhắc lại trong: ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, 2010, số 28, cước chú 83.
[10] Xem Lm. Giuse Phan Tấn Thành,O.P., Magnificat Thánh Mẫu Học, Học Viện Đa Minh 2010, tr 294.
[11] Xem Lm. Gabriel Roschini, OSM, Giáo lý về Đức Mẹ, Regina 2001, tr.109-111.
[12] Xem Công đồng Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium về Giáo hội, 1964, số 53.
[13] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông thư Tự sắc Porta Fidei, (11/10/2012), số 7.
[14] Xem Công đồng Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium về Giáo hội, 1964, số 61.
[15] Xem Lm. Giuse Phan Tấn Thành, O.P., Magnificat Thánh Mẫu Học, Học Viện Đa Minh, 2010, tr. 207.
[16] Xem Công đồng Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium về Giáo hội, 1964, số 62.
[17] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi về hy vọng Kitô Giáo, 2007, tr.79.
[18] Xem Guy Bedouelle, O.P., Thánh Đa Minh Ân Sủng Lời Chúa, Tủ sách Đại Kết 1992, tr.264
[19] Xem Lm. Giuse Nguyễn Tri Ân, O.P., Thánh phụ Đa Minh Đấng Sáng Lập Dòng Thuyết Giáo, Chân Lý 2005, tr. 221
[20] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Bài giảng Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, 10/01/2010 được lập lại trong ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông thư Tự sắc Porta Fidei, (11/10/2012), phần Dẫn nhập.
[21] Xem ĐGH. Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, 2010, số 14.
[22] Xem ĐGH Bênêđictô XVI, Huấn từ tại Đại hội Quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh về tân Phúc âm hóa tổ chức, ngày 15/10/2011 được nhắc lại trong: Bộ Giáo Lý Đức Tin, Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, phần Dẫn nhập, cước chú 13.